-
- Tổng tiền thanh toán:
Thực trạng ngành mây tre đan Việt Nam
Thực trạng đáng lo
Trong nhiều thập kỷ qua, do tình hình khai thác và xuất khẩu nguyên liệu thô một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch và quản lý nên nguồn nguyên liệu song mây tự nhiên của Việt Nam đã cạn kiệt. Tại nhiều vùng nguyên liệu mây truyền thống như: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái… nhiều loài mây tự nhiên đang đứng trước nguy tuyệt chủng.
Trước thực trạng đó, để có nguyện liệu cho sản xuất, vài năm trở lại đây, chúng ta bắt đầu quan tâm đến công tác khoanh nuôi, tái sinh và trồng mới cây mây bằng nhiều hình thức thâm canh, xen canh hay mô hình nông – lâm kết hợp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, chúng ta mới chỉ bắt đầu những bước đi đầu tiên, nên tình trạng thiếu nguồn cung nguyên liệu trong nước ngày càng trầm trọng, nhiều đơn vị đã phải nhập khẩu nguyên liệu.
Hiện cả nước có hơn 2000 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, các hợp tác xã, DN tư nhân, trong đó làng nghề đan tre, trúc, song, mây (gọi chung là mây, tre đan) có số lượng lớn nhất với 713 đơn vị, chiếm 24% tổng số làng nghề.
Các làng nghề này thu hút một lực lượng lao động đông đảo, khoảng 350.000 người và sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà đã được xuất khẩu tới trên 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Song, nếu xét về tỉ trọng trong tổng số DN cả nước thì ngành này còn quá nhỏ bé so với các ngành khác như xây dựng, thương mại… Hơn nữa, phần lớn các DN thuộc lĩnh vực này vẫn phát triển ở qui mô nhỏ. Trên 80% các cơ sở sản xuất không đủ vốn để đổi mới kỹ thuật, mở rộng qui mô sản xuất. Do vậy, hầu hết đều sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp. Hơn nữa, do thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ngành khoa học kỹ thuật, văn hóa… nên sản phẩm thiếu đa dạng về mẫu mã, hạn chế sức cạnh tranh cả trên thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.
Con đường cứu vãn
Việc thiếu nguyên liệu, đặc biệt đối với ngành mây, tre đan đã được báo động từ 10 năm nay song đáng tiếc cho tới nay vẫn chưa có một chương trình hay kế hoạch nào khả quan để giải quyết khó khăn đó.
Không phủ nhận rằng, đã xuất hiện nhiều mô hình trồng thử nghiệm cây mây, song mới chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm, hoặc có hình thành vùng sản xuất nhưng ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất. Khả năng tìm hiểu thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại của các DN còn non kém. Đa số các DN đều sản xuất theo mẫu mã nước ngoài hoặc nhái lại và gia công cho tập đoàn nước ngoài nên bị ép giá. Mặt khác, việc tham gia các triển lãm và hội chợ trong và ngoài nước của các DN mây tre đan còn bị hạn chế bởi nguồn tài chính yếu…
Để khắc phục những khó khăn này, theo ý kiến của các chuyên gia, chúng ta cần rà soát điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất, từ đó lên phương án cụ thể giải phóng mặt bằng hỗ trợ các đơn vị có yêu cầu mặt bằng sản xuất. Đồng thời, cần tăng cường đào tạo nghề, xây dựng đội ngũ nghệ nhân, hỗ trợ DN xây dựng vùng nguyên liệu, đặc biệt là phát triển các vùng nguyên liệu tập trung đủ sức cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất.
Với thực trạng hiện nay, hy vọng những chính sách cho con đường cứu vãn tình trạng này là hợp lý và hữu hiệu.
(St)
Bình luận (2 bình luận)
Raitict
01/06/2022sin g [url=https://newfasttadalafil.com/]Cialis[/url] Zzfdps Viagra Effet Secondaire Koreus Cialis Nanobacteria have attracted attention of late with their possible implication in biomineralization Kajander et al Dncpww Pfcadc https://newfasttadalafil.com/ - can i buy cialis online Yxotzs
Hello World! https://7zv4gr.com?hs=87be054b8976aba335693c3326814fd3&
25/11/2022vxoysm